Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên được thành lập từ ngày 01/8/2007 với nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học.
Ngày 01/10/2010, ngành Sư phạm Toán học tách thành khoa Toán – Ứng dụng. Từ đó, khoa Sư phạm Tự nhiên còn lại ba ngành: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học.
Năm 2015, Khoa bắt đầu triển khai đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ;
năm 2016 bắt đầu triển khai đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý;
năm 2020 bắt đầu triển khai đào tạo trình độ trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ. Cũng trong năm học 2019-2020, Khoa được giao thêm nhiệm vụ và chức năng tổ chức quản lý, thực hiện đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
Hiện nay, Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên đang đào tạo, quản lý 04 chương trình đào tạo đại học, bao gồm Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Khoa học Tự nhiên; hai chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ, chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý; một chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ. Khoa có 29 giảng viên, trong đó giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 100% (06 phó giáo sư – tiến sĩ, 15 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 07 thạc sĩ).
Khoa có khối hỗ trợ bao gồm trợ lý Tổ chức, trợ lý Đào tạo đại học, trợ lý Đào tạo sau đại học, trợ lý nghiên cứu khoa học và các tổ chức đoàn thể của giảng viên (Công đoàn) và của sinh viên (Đoàn thanh niên và Hội sinh viên). Bên cạnh đó, Khoa còn có hệ thống các phòng thí nghiệm phục vụ chuyên môn liên quan tới các ngành đào tạo.
Tầm nhìn, sứ mạng
TẦM NHÌN
Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên đến năm 2030 là đơn vị đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm với các đơn vị đào tạo hàng đầu trong khu vực.
SỨ MẠNG
Thực hiện chức năng đào tạo và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy hợp tác đóng góp cho sự phát triển của ngành Giáo dục-Đào tạo, Khoa học-Công nghệ, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.